Một đài kỷ niệm đã được dựng lên tại thủ đô Warszawa (Ba Lan) để tưởng niệm một người biểu tình đã tự thiêu để phản đối sự can thiệp quân sự của Liên Xô và quân đội các nước XHCN vào Tiệp Khắc năm 1968.Đây là sự vinh danh đầy ý nghĩa đối với ông Ryszard Siwiec, người đầu tiên tự sát bằng cách tự thiêu cho lẽ phải và sự công bằng của
Mùa xuân Praha đã bị Điện Kremlin đè bẹp, một trong những trang sử đen tối của cái gọi là “CNCS hiện thực” theo mô hình Stalinist.
|
Ngọn đuốc sống Ryszard Siwiec - Ảnh tư liệu |
Ông Ryszard Siwiec sinh năm 1909, từng có bằng Thạc sĩ Triết học và làm nghề dạy học trước Đệ nhị Thế chiến. Chiến tranh bùng nổ, ông gia nhập Armia Krajowa (Quân đội Quốc gia Ba Lan), một tổ chức du kích chiến đấu cho độc lập dân tộc, chủ trương kháng chiến không khoan nhượng trước Đức Quốc xã mạnh hơn bội phần.
Sau 1945, Siwiec trở lại nghề nhà giáo, nhưng khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền độc tôn tại Ba Lan, ông đã thôi dạy học vì không muốn giảng dạy CNCS cho học sinh. Từ đó, Siwiec làm kế toán, ông lập gia đình, sinh sống tại TP Przemyśl (miền Đông Nam Ba Lan) và là cha của 5 người con.
Thử nghiệm thiết lập một thứ CNXH mang bộ mặt nhân tính của những phần tử tinh hoa trong Đảng Cộng sản Tiệp Khắc bị Moscow đàn áp bằng cách đưa quân xâm lược Tiệp Khắc rạng sáng 21-8-1968. Ghê tởm trước sự can thiệp của Khối Hiệp ước Warszawa và sự can dự của chính quyền Ba Lan, Siwiec đã lên kế hoạch phản đối bằng cách tự thiêu.
Những tâm tư của Siwiec đã được ông để lại, qua văn bản và băng ghi âm. Đặc biệt, lá thư vĩnh biệt vợ con được ông viết ngày 8-9-1968 trên đường đi xe lửa lên thủ đô Warszawa – mà ông muốn gửi về nhà qua đường bưu điện - đã bị cơ quan mật vụ chính trị cộng sản Ba Lan giữ lại, chỉ trao trả cho gia đình sau đó 22 năm.
Cùng ngày, Lễ hội Mùa gặt Quốc gia được tổ chức tại Sân vận động Mười năm (Dziesięciolecia, nay là Sân vận động Quốc gia Warszawa, nơi diễn ra các trận đấu EURO 2012) trước sự có mặt của hàng trăm ngàn khán giả, trong đó có Ban lãnh đạo Cộng sản Ba Lan cùng các nhà ngoại giao, các quan khách nước ngoài.
|
Tấm biển tưởng niệm Ryszard Siwiec tại Sân vận động nơi ông tự thiêu |
Trên khán đài, Siwiec đã
châm lửa tự thiêu - ông bị bỏng tới 85% cơ thể và mặc dù vẫn còn tỉnh táo khi lửa được dập tắt, ông vẫn qua đời trong viện 4 ngày sau đó. Mặc dù hành động phản kháng quyết liệt của Siwiec diễn ra trước mắt rất đông người, nhưng chính quyền và cơ quan tuyên truyền Ba Lan đã làm mọi cách để thông tin không lộ ra ngoài.
Tại sân vận động, những vũ điệu dân tộc vẫn được trình diễn khi sự việc xảy ra, các phóng viên không nhắc đến vụ tự thiêu và hình ảnh '“ngọn đuốc sống” Siwiec đã bị kiểm duyệt kỹ càng khỏi các thước phim tư liệu về ngày Lễ hội. Chỉ đến tháng 4-1969, Đài Châu Âu Tự Do mới đưa tin rộng rãi về cái chết anh hùng này.
Trong làn sóng phản đối sự can thiệp vũ trang ô nhục vào Tiệp Khắc của Khối Hiệp ước Warszawa năm 1968, hơn 10 người đã chọn hình thức tự thiêu để nói lên thông điệp của mình và trong số đó, Ryszard Siwiec là ngọn đuốc đầu tiên của lương tâm và sự bất bình. Nối tiếp ông là vụ tự thiêu chấn động của
Jan Palach, một sinh viên Tiêp 22 tuổi, vào ngày 16-1-1969 tại quảng trường trung tâm Prague mang tên Thánh Wenceslas.
Ở Hungary, vào ngày 20-1, một học sinh 17 tuổi tên là Bauer Sándor cũng đã tự thiêu ngay tại khu vườn của Bảo tàng Quốc gia, nơi trước đó 120 năm thi hào Petőfi Sándor đã đọc thi phẩm “Bài ca Dân tộc” kêu gọi người dân xuống đường cho tự do và độc lập dân tộc. Trong chúc thư để lại, anh đã viết: “
Tôi muốn sống, nhưng giờ đây dân tộc ta cần thi thể cháy thành than của tội...”.
Sau biến chuyển dân chủ tại Đông Âu và Ba Lan năm 1989, Ryszard Siwiec đã xuất hiện trong cuốn phim tài liệu “Hãy nghe tiếng tôi kêu” (Usłyszcie mój krzyk) do đạo diễn Ba Lan Maciej Drygas thực hiện năm 1991. Bộ phim đã đoạt giải dành cho Phim tài liệu xuất sắc nhất của Giải Phim Châu Âu (European Film Awards) cùng năm.
|
Đài tưởng niệm Ryszard Siwiec tại Warszawa - Ảnh: Tomasz Gzell (PAP) |
Siwiec cũng đã được vinh danh bởi nhiều giải thưởng quốc gia của Ba Lan, Cộng hòa Czech và Slovakia. Nhân 100 năm ngày sinh của ông, Quốc hội Ba Lan đã ra một nghị quyết riêng tưởng niệm người anh hùng của 3 quốc gia, 3 dân tộc. Cùng năm, tên ông được
Năm 2010, một đài tưởng niệm Siwiec được dựng trước Học viện nói trên và một năm sau, Hội đồng Thành phố Warszawa cũng thông qua nghị quyết đặt tên ông cho một đường phố cạnh Sân vận động Quốc gia.
Mới đây, một bản sao cao hơn 2m của đài tưởng niệm trước Viện Nghiên cứu các thể chế toàn trị ở Praha đã được dựng tại một cửa ra vào Sân vận động Quốc gia Warszawa,
|
Bia tưởng niệm Jan Palach tại quảng trường Wenceslas (Praha, Tiệp Khắc) |
(*) Theo thống kê, sau cái chết của Ryszard Siwiec, trong thời gian từ 16-1-1969 đến 14-5-1972, đã có 12 người tự thiêu để phản đối việc quân đội các nước XHCN đưa quân vào Tiệp Khắc, cũng như phản đối nền độc tài theo mô hình Stalinist. Trong số đó, ngoại trừ 1 người ở độ tuổi 40, những người còn lại đều là thanh niên từ 19 đến 25 tuổi.Trần Lê tổng hợp theo báo chí Hungary
© Trần Lê
Theo Nhịp Cầu Thế Giới Online
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét