EM BÉ VIỆT NAM TRÊN LỀ ĐƯỜNG HÀ NỘI
Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

EM BÉ VIỆT NAM TRÊN LỀ ĐƯỜNG HÀ NỘI(Cảm xúc qua lời kể của một người)
Phố xá bừng lên trong nắng mơBên lề, rác rưởi, bụi bay mờCó hai em bé ngồi kiên nhẫnBên chiếc ca nhôm, dáng đợi chờ
Chốc chốc thằng em lại nấc lênTôi nghe trong gió, tiếng em rênThằng anh - tôi đoán - ôm em, dỗÚt nín đi em, đợi có tiền...
Anh sẽ mua cho cái bánh nè...Mua cơm, hai đứa chúng mình chiaAnh cho em hết đồ ăn nữaBố với anh Hai cũng sắp về ...
Lau mắt, thằng em cố mỉm cườiCười mà như mếu, gọi : Anh ơi...Sắp về?...bố với anh Hai hả...Sao bỏ mình đị? Út giận rồi !
Thấy lạ, tôi bèn đến cạnh emDịu dàng, gợi chuyện để làm quenEm ơi, gió lạnh hay đời lạnhMà mắt thơ ngây lệ ướt mềm ???
Em thả mắt buồn trong nắng thuNói như tiếng gió giữa sương mùMẹ đau, không thuốc khi sanh ÚtVà chết ngày cha ở chiến khu !
Cu Út thua em bốn tuổi đờiEm thương Út lắm, Út mồ côiSanh chưa đầy tháng thì me mấtMất một tình thương lớn nhất đời !
Hơn một năm sau nhận được tinCha về, mộ mẹ đã rêu inCha về với một bàn chân cụtLặng lẽ buồn như một bóng chim
Gặp lại, nào cha có thể ngờCon đầu làm mẹ mớm em thơÁo không đủ ấm, khoai ngô thiếuTrong túp lều tranh ngập nắng mưa !
Cha sống âm thầm nuôi đám conTrồng rau, bới củ để sinh tồnNhưng rồi giông bão không ngừng đến"Qui hoạch", người ta lấy thửa vườn !
Nguồn sống, nên cha chẳng chịu giaoThế là "CHỐNG ĐẢNG", buộc cha vàoAnh Hai phản đối người giam bốĐảng bắt anh về trại cải lao !
Từ đấy chúng em ngủ viả hèSống đời hạnh phúc đảng từng khoeNên dù gió lạnh Đông, Thu đếnCó thấm đâu bằng cái lạnh kia !
Cái lạnh từ tim của đám ngườiTên là Cộng Sản đấy, anh ơiHọ không còn chút gì nhân tínhLà thú rừng sâu, hiểm ác thôi !
Út khóc. Thằng anh lại dỗ emNín đi. Nín nhé, nín, anh xemNín, anh mua cháo em ăn đỡAnh biết em anh đã đói mèm !
Trời ạ, lòng tôi đắng, mắt cayĐau thương sao có nỗi đau này!Đời em đến thế vì ai nhỉBé Việt Nam sao phải đọa đầy ???
Đứng lặng nhìn em, đứng nghẹn ngàoNói gì? tôi biết nói làm sao ???Tôi đưa, em nhận mươi đồng bạcEm bỏ vào ca, nước mắt trào !
© Ngô Minh Hằng
Tác giả gửi đến VANGANH.INFO
Tags:
Đời Sống-Xã Hội,
Văn Học-Nghệ Thuật
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét