Đài Loan thành lập đơn vị nhảy dù bảo vệ Trường SaBộ Quốc phòng Đài Loan nói hôm thứ Tư ngày 4 tháng Tư là họ đã thành lập một đơn vị nhảy dù đặc biệt có khả năng đổ bộ lên những đảo đang nằm trong vòng tranh chấp thuộc nhóm quần đảo Trường Sa trong vòng vài giờ, khi căng thẳng trong vùng biển Nam Hải gia tăng.
Đơn vị này được thành lập theo một kế hoạch mang tên “không vận đáp ứng nhanh và yểm trợ biển” được tiết lộ lần đầu tiên qua một bản báo cáo dành cho quốc hội của bộ quốc phòng soạn thảo, theo giới chức bộ cho hay.
Chi tiết về đơn vị này, chẳng hạn như quân số, không được tiết lộ cho quần chúng biết, nhưng theo báo địa phương thì nếu cần, đơn vị này có thể được điều ra quần đảo Taiping, là đảo lớn nhất ở vùng biển đang tranh chấp trong vòng bốn giờ bằng vận tải cơ C-130.
Bất chấp sự phản đối từ những nước khác, năm 2006 Đài Loan đã xây một phi đạo dài 1150 mét trên quần đảo được cũng cố với căn cứ, pháo đài nằm cách Đài Loan 1376 cây số.
Cũng hôm thứ Tư, sở bảo vệ duyên hải Đài Loan cho hay là lính đồn trú ở quần đảo Taiping sẽ được trang bị súng cối với tầm xa sáu cây số, gấp gần hai lần cự ly của loại súng cối hiện đang được trang bị cho lính phòng thủ ở đây.
 |
Quần đảo Taiping Đài Loan đang chiếm giữ. Nguồn: AFP |
Những phương án này xảy ra khi có sự gia tăng tàu đánh cá Việt Nam xâm nhập và hoạt động trong vùng lãnh hải quanh đảo Taiping, theo báo cáo của nhà cầm quyền Đài Loan.
Số lượng tàu Việt Nam xâm nhập vùng này tăng lên tới 106 trong năm rồi, từ 43 lần trong năm trước đó, theo sở bảo vệ duyên hải Đài Loan, họ cũng nói thêm là 41 tàu đánh cá Việt Nam đã xâm nhập vào vùng biển này trong bốn tháng đầu năm nay.
Căng thẳng trong vùng biển Nam Hải đã gia tăng trong thời gian gần đây, với Trung Quốc và Phi Luật Tân căng nhau qua việc tranh chấp ở Scarborough Shoal, là một vùng đá ngầm nằm ngoài khơi Phi Luật Tân.
Căng thẳng bắt đầu khi tàu tuần tra Trung Quốc ngăn không cho một chiếc tàu của hải quân Phi Luật Tân bắt thủy thủ đoàn của tám tàu đánh cá Trung Quốc đã vào trong vùng này.
Đài Loan, Việt Nam, Brunei, Trung Quốc, Mã Lai Á và Phi Luật Tân đều cho mình có chủ quyền bán hoặc toàn phần quần đảo Trường Sa vốn có tiềm năng chứa nhiều khoáng sản trong lòng biển.
Tất cả các nước trên ngoại trừ Brunei đều có quân đội đóng trên các đảo thuộc chùm đảo này bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi san hô và bãi đá ngầm, với tổng số mặt đất nổi lên trên mặt biển gộp lại chỉ khoảng dưới năm cây số vuông.
© DCVOnline
Nguồn: (1)
Taiwan sets up airborne unit for Spratlys. AFP, 4 April 2012
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét